Nguồn gốc bao lì xì

Mặc dù cũng là một nét đẹp văn hóa phổ biến của người dân Việt Nam. Nhưng nguồn gốc xa xưa của bao lì xì lại bắt nguồn từ quốc gia láng giềng của chúng ta, đất nước Trung Quốc.

Theo truyền thuyết, xưa kia vào đêm giao thừa, một con quỷ tên “Sui”. thường đến quấy nhiễu những đứa trẻ khi chúng ngủ. khiến cho chúng trằn trọc ngủ không yên quấy phá cha mẹ. Chính vì thế phụ huynh vô cùng mệt mỏi tìm mọi cách để con cái của họ thức suốt đêm.

 

Cậu bé và 8 đồng xu

Các trò chơi được bày ra, trong đó có một em bé được bố mẹ cho 8 đồng xu. Để chơi và tỉnh táo. Tuy nhiên, một sực việc lạ kỳ xảy ra là em bé này. Đã ngủ rất ngon lành cung 8 đồng xu bên cạnh. Từ đó các bố mẹ phát hiện rằng 8 đồng xu này thực chất là Tám vị thần bất tử ngụy trang. Đã xua đuổi tà ma quấy nhiễu, giúp cho bọn trẻ ngủ ngon, không quấy phá.

Chính vì thế người ta thường lì xì cho trẻ con để chúng hay ăn chóng lớn. ngoan ngoãn bên cạnh bố mẹ. Ngày nay, những đồng xu được thay thế bằng những bao lì xì màu đỏ. Giống như tia sáng từ 8 vị bát tiên chiếu ra. Xua đuổi tà ma giúp trẻ em ăn ngon ngủ kỹ

Chính vì thế mà người ta thường làm bao lì xì màu đỏ. Trong văn hóa Trung Quốc cũng như nhiều nước châu Á khác trong đó có Việt Nam. Màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng. Đó cũng là lý do, màu này thường được chọn để làm hồng bao, mỗi khi dịp Tết Nguyên đán đến. Người ta thường trao nhau lì xì đỏ (hồng bao) kèm theo những lời chúc tốt đẹp tới gia đình, bạn bè và đặc biệt trẻ nhỏ.

 

 

Chữ lì xì có nghĩa gì?

Lì xì là phiên âm của từ “lợi thị” trong tiếng Trung, có nghĩa là được lợi, được tiền, được may mắn. Do đó, tiền lì xì là tiền đem lại cái may mắn, điều lành, điều tốt cho trẻ em dịp đầu năm.

Ý nghĩa của phong bao lì xì không nằm ở số tiền mừng mà quan trọng là ở thiện ý, ý nghĩa tốt đẹp của hành động. Tiền lì xì thường là những món tiền nhỏ, gồm cả tiền lẻ và tiền chẵn. Người nhận được tiền lì xì vô cùng thích thú.

 

Ý nghĩa trong văn hóa dân tộc

Dù cao sang hay mộc mạc, người Việt thường nhận món quà ấy với tất cả sự trân trọng như nâng niu cái tình của người trao tặng. Không cần biết trong phong bao nho nhỏ đó có gì và có bao nhiêu, chỉ việc được người trao chân thành tặng cũng đủ khiến người được nhận cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.

Từ tiền xâu, tiền xu, tiền giấy đến tiền polimer – một giá trị nho nhỏ đi kèm bao lì xì cũng không làm mất đi ý nghĩa của phong tục lì xì, ý nghĩa chính của việc lì xì không nằm ở số tiền mừng tuổi mà quan trọng là lộc đầu năm, đó là “phát tài, nhận lộc”.

Việc lì xì cho trẻ con trong dịp đầu năm mới thể hiện sự quan tâm, lời động viên và lòng mong ước cho con, cháu ngoan ngoãn, khẻo mạnh, học giỏi… Người già được con cháu lì xì thể hiện lòng tôn kính, yêu thương, lời chúc thêm phước, thêm thọ. Vì thế, lì xì làm cho ngày Tết cổ truyền của người Việt trở nên đẹp hơn, đầm ấm và có ý nghĩa hơn.